Đó là chia sẻ của ông Hồ Tấn Dương – chủ tịch Hiệp hội Thiết kế TP.HCM (VDAS) – bên lề tiệc gala vinh danh giải thưởng thiết kế VMARK 2023 – giải thưởng và kiến trúc hàng đầu Việt Nam, tối 11-10.
Còn cách hiểu chưa đúng về công trình xanh
Ông Dương cho hay cây chỉ là hạng mục nhỏ của thiết kế xanh giúp tòa nhà tăng tính thẩm mỹ, cải thiện không khí, kiểm soát nhiệt độ và thoát nước.
“Tuy nhiên trồng trên cao ra sao để không tốn kém chi phí chăm sóc, duy trì là bài toán khó cho nhà thiết kế. Việc bài trí cây xanh vô tội vạ thậm chí có thể gây hiệu ứng ngược khi lãng phí nguyên liệu, giảm giá trị “xanh” cho công trình”, ông Dương cho biết.
Để hoàn thiện một thiết kế , ông Dương cho hay các nhà thiết kế phải tập trung vào các yếu tố cốt lõi như sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả, giảm chi phí vận hành, sử dụng sản phẩm tái chế…
Trong đó, yếu tố , tài nguyên được ông Dương đặc biệt nhấn mạnh. Theo ông Dương, công trình xanh cần hệ thống thu thập và tái sử dụng nước mưa để giảm lượng nước thải và hỗ trợ cây xanh.
Bên cạnh đó, ông Dương cho hay ánh sáng tự nhiên cần tận dụng triệt để giúp giảm tiêu thụ năng lượng và tối ưu hóa cách nhiệt.
Phối hợp hệ thống năng lượng mặt trời, gió hoặc các nguồn năng lượng tái tạo khác để cung cấp nguồn điện cho công trình.
Đáp ứng xu hướng thiết kế xanh, các nhà thiết kế ngoài có khiếu thẩm mỹ cần trau dồi kiến thức về thị trường vật liệu mới, công nghệ tiên tiến để tạo ra một công trình thân thiện với môi trường.
Nhu cầu thiết kế, tư vấn công trình xanh tăng mạnh từ COP26
Nhiều doanh nghiệp cho hay nhu cầu đầu tư, tư vấn về công trình thân thiện môi trường tăng nhanh ở Việt Nam.
Ông Vũ Linh Quang – giám đốc điều hành Công ty thiết kế ARDOR – cho hay kể từ sau cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của năm 2021 (COP26), lượng khách hàng quan tâm tới thiết kế xanh tăng đột biến.
So với trước năm 2021, khách hàng đặt tư vấn và thi công thiết kế xanh đã tăng 30%. Số lượng các công trình xanh ngày càng đa dạng lĩnh vực từ công trình văn phòng, trụ sở cơ quan tới khách sạn, , nhà xưởng…
Theo ông Quang, công trình xanh đòi hỏi tăng vốn đầu tư ban đầu cao hơn 3 – 8% nhưng chỉ 5 – 8 năm nhà đầu tư đã lấy lại được vốn và bắt đầu có lãi nhờ giảm chi phí vận hành, tiết kiệm năng lượng.
Đó là chưa kể các lợi ích không hiện hữu như tăng sức khỏe tinh thần, thể chất, lợi ích lâu dài về mặt môi trường xã hội…
Theo thống kê từ Bộ Xây dựng, Việt Nam hiện có trên 300 công trình đạt tiêu chuẩn công trình với tổng diện tích khoảng 7,2 triệu m² sàn.
Trong đó, TP.HCM đứng đầu cả nước về số lượng công trình xanh với 67 công trình và đứng thứ 2 về diện tích sàn với tổng diện tích 1,3 triệu m².
Kho Saigon Co.op hướng tây đặt tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, TP.HCM) là hệ thống kho đầu tiên của Việt Nam được xây dựng theo chuẩn xanh với trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến của thế giới.