Nguyên nhân sofa bị lún đệm và cách khắc phục hiệu quả nhất đồng thời tiết kiệm chi phí nhất cho người sử dụng. Bài viết này chúng ta cùng nhau thảo luận và tìm ra phương pháp nhé.
Bàn ghế sofa sử dụng lâu ngày bị sẹp và lún đệm ngồi là hiện tượng phổ biến không quá mới mẻ với người tiêu dùng hiện nay. Khi lớp đệm bị lún chúng sẽ làm mất đi vẻ thẩm mỹ vốn có của bộ sofa đồng thời mang đến cảm giác khó chịu khi ngồi, làm giảm tính đàn hồi của sản phẩm. Tình trạng đệm bị sẹp và lún thường gặp ở các dòng ghế kém chất lượng. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân khiến bộ sofa bị sẹp và lún phần đệm ngồi
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn là 2 nguyên nhân chính là vật liệu kém chất lượng và sử dụng sai cách.
1. Bị sẹp và lún do phần đệm và lò xo kém chất lượng
Nếu bỗng dững một ngày bộ sofa bị sẹp lớp đệm và lún thì ta biết ngay đó là phần lò xo và lớp đệm ngồi kém chất lượng. Vì hai vật liệu lò xo và đệm kết hợp với nhau tạo ra độ đàn hồi, độ êm, độ nảy cho bộ sofa đó. Nhưng nếu 1 trong hai vật liệu này kém chất lượng hoặc cả hai đều kém chất lượng thì sản phẩm cực nhanh bị sẹp và lún.
Hiểu đơn giản là khi hệ lò xo bị biến dạng sẽ mất đi độ đàn hồi ban đầu, kéo theo đó là phần đệm cũng sẽ biến dạng và lún theo hệ lò xo. Bởi toàn bộ hệ thống lò xo sẽ có chức năng đỡ hệ thống đệm ngồi chịu tải nhiều nhất. Qua đó ta có thể đánh giá được bộ sofa đó kém chất lượng hay tốt dựa vào 2 vật liệu này.
2. Bị sẹp và lún do sử dụng sai cách
Các cụ đã có câu ” của bền tại người” Yếu tố thứ 2 khiến bộ sofa bị sẹp đệm và lún là do sử dụng không đúng cách. Hãy thử nghĩ xem bộ sofa chúng ta dùng để ngồi với số lượng chỗ ngồi chỉ 2 – 3 người, nhưng chúng ta luôn ngồi quá tải lên 5 – 7 người hoặc nhảy nhót dẫm đạp với một lực lớn lên bộ sofa thì sẽ thế nào ? chắc chắn không có gì tồn tại được với cách sử dụng sai phương pháp nhé cả nhà.
Đặc trưng ta thấy nhiều nhất phần đệm sẹp và lún xuất hiện nhiều nhất. Ở các dòng ghế sofa da hoặc nỉ trong các gia đình có trẻ nhỏ, nghịch ngợm thường xuyên leo trèo, nhảy nhót, nô đùa trên bộ sofa.
Cách sử lý và khắc phục khi bị sẹp và lún lò xo
1. Hiện tượng bị lún phần đệm
Hiện tượng này có thể là do bị yếu lò xo hoặc bị bật lò xo ra khỏi khung ghế sẽ gây yếu vị trí đó hoặc bị lún một vùng nào đó trên bộ sofa của quý khách. Ta cần phải kiểm tra nguyên nhân để biết tình trạng ra sao rồi mới các cách sử lý triệt để và hiểu quả nhất.
Nếu chỉ bị lún do bung và tuột lò xo thì quý khách hãy cài lại lò xo, bắt chắc tại vị trí bị tuôt. Cái này phải nhờ thợ chuyên môn nhé vì họ có kinh nghiệm và chuyên môn mới sử lý được. Nếu như mua sofa mà bị trong thời gian còn bảo hành thì quý khách hãy nhờ đơn vị cung cấp sử lý giúp, còn hết bảo hành hãy thuê thợ hoặc thuê đơn vị cung cấp đến sửa chữa và phải mất phí.
2. Hiện tượng bị sẹp phần tựa tay
Hiện tượng bị sẹp lớp đệm ngồi cái này nguyên nhân chính xác là do đệm kém chất lượng. Nhưng chúng ta cũng cần kiểm tra thêm phần lò xo xem có bị tuột hoặc bị bung khỏi bị trí không nhé, nếu lò xo vẫn ổn thì ta cần phải thay thế lớp đệm đã bị sẹp.
Cách khắc phục không có cách nào khác là phải nhờ các đơn vị sản xuất sofa, đơn vị sửa chữa sofa, các công ty bọc lại sofa. Để họ đến kiểm tra và báo giá cho toàn bộ phần thay vật liệu mút bị sẹp đó nhé, chi phí cho phần nào khá cao vì ta phải thay khá nhiều và cần phải tháo bỏ lớp vỏ mới có thể thay được.
Ta phải làm thế nào để có bộ sofa tốt không bị sẹp và lún
Để có được một bộ sofa bàn ghế sofa da phòng khách đẹp, bền, chất lượng và ít bị sẹp và lún đệm. Thì không có cách nào ngoài việc ta :
1. Chọn một bộ sofa chất lượng tốt
Chọn được một bộ tốt toàn diện có nghĩa là ta đã sử hữu một bộ sofa có phần khung xương, đệm ngồi, chất liệu da bọc ở mức độ cao và hoàn thiện nhất. Do vậy khi sử dụng sofa tốt ta có thể có tuổi thọ sofa lâu năm sử khi sử dụng, mang đến cảm giác ngồi êm ái, đàn hồi và thoải mái nhất. Đồng thời nó mang đến tầm giá trị sản phẩm, tôn lên vẻ đẹp và sự chịu chi của gia chủ.
2. Không chạy nhảy hoặc ngồi quá tải trên sofa
Rõ ràng việc này sẽ làm giảm tối đa độ bền, độ đàn hồi của ghế sofa. Khi dậm nhảy nhiều thì phần lò xo, đệm và cả phần da bọc, vải bọc cũng bị ảnh hưởng. Về lâu về dài thì độ đàn hồi bị ảnh hưởng và sofa bị lún là chuyện hết sức bình thường. Khi giảm tối đa việc này độ bền sẽ gần như được đảm bảo như cam kết của cửa hàng sofa.
Tuyệt đối không dậm nhảy, đùa nghịch trên bộ bàn ghế sofa. Đặc biệt là với trẻ nhỏ vì độ tuổi này khá hiếu động. Việc chạy nhảy liên tục, lên xuống khiến chúng thích thú nhưng lại ảnh hưởng tới bộ ghế sofa. Hơn nữa chúng còn có thể làm phần da bọc, vải bọc bị rách, khung bị gãy sập… Đây đều là các lỗi tốn nhiều chi phí để khắc phục.
3. Bảo quản đúng cách khiến bộ sofa bền hơn
Ta hạn chế để sofa ở nơi ẩm ướt hoặc thường xuyên bị nước hắt vào, vì như vậy nó sẽ nhanh làm hỏng bộ khung xương, đệm ngồi và ảnh hưởng đến cả phần da bọc bên ngoài. Các bộ sofa để ở nơi ẩm ướt và sofa để nơi khô rao hai cái này sẽ có tuổi thọ chênh nhau rất nhiều nên mọi người lưu ý nhé.
Trên đây là toàn bộ nguyên nhân và cách khắc phụ cũng như để bảo quản một bộ phòng khách bền đẹp, chất lượng, kéo dài tuổi thọ. Hy vọng qua bài viết này quý khách có thể tự mình bảo quản bộ sofa ở mức độ tốt nhất nhé.