Ngành kiến trúc là gì?
là gì? Đây là ngành nghề đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật cũng như nghệ thuật.
Những người theo học nhóm ngành này sẽ cần đến khả năng tốt để có thể lên ý tưởng thực hiện các dự án kiến trúc có tính ứng dụng trong cộng đồng.
Các kiến trúc sư cũng phải có khả năng tư duy một cách logic cũng như nắm vững các kiến thức chuyên môn về các chất liệu xây dựng, sự an toàn cho con người và môi trường. Một chuyên gia về kiến trúc cần phải có niềm mạnh mẽ với nghề để có thể đặt cái tâm vào mỗi dự án, tạo ra các công trình có giá trị vẻ đẹp và chất lượng tốt nhất.
Ngành Kiến trúc là sự kết hợp giữa nghệ thuật và kỹ thuật
Các chuyên ngành kiến trúc
Ngành kiến trúc bao hàm các chuyên ngành khác nhau. Tùy theo năng lực và định hướng nghề nghiệp mà bạn có thể lựa chọn chuyên ngành thích hợp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Kỹ sư
Chuyên ngành kỹ sư hay ngành kiến trúc sư chủ yếu tập trung vào khía cạnh tính toán cũng như kỹ thuật của công trình hơn là phần thiết kế và nghệ thuật.
Nói cách khác, các cần đặt nặng tính ứng dụng của dự án và cần có trách nhiệm đảm bảo sự an toàn và bền vững của những công trình đó theo thời gian.
Các hệ thống kết nối công trình như hệ thống điện, làm mát hay thông khí đều phải được bảo đảm hoạt động một cách trơn tru.
Do không cần đề cao tính thẩm mỹ nên các kỹ sư thường nhận nhiệm vụ ở các dự án yêu cầu tính ứng dụng cao như cầu đường hoặc kênh rạch hơn là những dự án cần đến yếu tố thẩm mỹ.
Thiết kế nội thất
Trong chuyên ngành Kiến trúc thì thiết kế nội thất nhận được sự quan tâm của giới trẻ trên thị trường việc làm. Để trở thành một tiềm năng, bạn cần học cách sử dụng chất liệu, ánh sáng, màu sắc, kiểu dáng cũng như một số yếu tố khác để phác họa được không gian nội thất dễ chịu và bắt mắt cho các công trình.
Mỗi dự án như vậy thường sẽ có các yêu cầu khác nhau về cách thức bài trí và trình bày nên bạn cũng cần tìm hiểu đến các yếu tố phong thủy để đảm bảo tạo nên không khí phù hợp với từng nơi.
Thiết kế cảnh quan
Chuyên ngành nằm trong ngành Kiến trúc sẽ phù hợp với những người trẻ này có niềm yêu thích với thiên nhiên, cây cỏ hay các không gian ngoài trời như phố đi bộ hay công viên công cộng. Vì loại hình của các công trình này thường được sử dụng bởi nhiều nhóm người khác nhau nên bản thiết kế thường sẽ có rất nhiều điểm khác biệt so với công trình nhà ở cá nhân hay trung tâm thương mại.
Bộ phận Thiết kế cảnh quan sẽ cần đến sự hỗ trợ và phối hợp mật thiết với các lĩnh vực khác, chẳng hạn như nông lâm để đưa ra các giải pháp hợp lý về cây trồng, kỹ sư hệ thống lo liệu cho vấn đề cấp thoát nước của dự án hay thậm chí là chuyên viên điêu khắc để trang trí và phân bố tiểu cảnh cho cảnh sắc xung quanh thêm phần sinh động.
Thiết kế cảnh quan cần đến sự hỗ trợ và phối hợp mật thiết với các lĩnh vực khác
Quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị là chuyên ngành thuộc ngành Kiến trúc có vai trò giúp kiểm soát toàn bộ công trình kiến trúc của một khu vực hay lãnh thổ nhất định với mục đích đảm bảo không chỉ mỗi riêng lẻ đẹp mắt mà nhìn bao quát tổng thể từ trên cao cũng phải mang tính thẩm mỹ và hài hòa.
Những công trình cũng được đảm bảo tiêu chí không gây cản trở hoặc ảnh hưởng qua lại lẫn nhau mà phải trở nên hòa hợp trong hệ sinh thái chung. Xét về phạm vi ảnh hưởng thì chuyên ngành Quy hoạch đô thị có chuyên môn bao trọn toàn bộ những chuyên ngành kế trên.
Học kiến trúc ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ra trường thì các bạn sinh viên có thể lựa chọn đầu quân vào những công ty chuyên về xây dựng để làm công việc mang tính toàn thời gian hoặc đi theo định hướng tự do, chỉ công tác cho những dự án cụ thể.
Mỗi dự án đều mang tính chất riêng và có độ khó nhất định nên công việc thường không nhàm chán mà luôn khiến người thực hiện cảm thấy sự mới mẻ và hứng thú. Một số vị trí mà bạn có thể tham khảo để đảm nhận theo năng lực và đam mê như:
– Kiến trúc sư thi công, thiết kế và giám sát các công trình kiến trúc công nghiệp, dân dụng, quy hoạch xây dựng những tòa nhà cao ốc, khu dân cư, công trình đô thị và nông thôn tại nhưng công ty chuyên tư vấn đất đai, các viện trực thuộc Bộ, ngành…
– Chuyên gia tư vấn, tham gia xây dựng và cung cấp những phương án phù hợp cho công trình kiến trúc tại các công ty xây dựng, kiến trúc.
– Tự startup với vai trò là một chủ đầu tư, chuyên viên thiết kế, thi công các công trình kiến trúc khác nhau.
– Tham gia giảng dạy tại các điểm trường đại học, công ty, viện nghiên cứu, tập đoàn xây dựng…
Trong trường hợp lựa chọn cống hiến cho các công ty thì bạn nên ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp xây dựng có quy mô lớn để có cơ hội phát triển kỹ năng và chuyên môn hơn là những công ty nhỏ.
Sau khi ra trường bạn có thể lựa chọn trở thành một kỹ sư thiết kế tại các doanh nghiệp
(Còn tiếp)
Kiến trúc sư là ngành nghề chưa bao giờ ngừng HOT và luôn được nhiều bạn trẻ quan tâm, lựa chọn. Để hiểu rõ hơn về vị trí công việc này cũng như các yêu cầu tuyển dụng, hãy cùng CareerBuilder tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!